Việc nhận biết các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông giúp người lái xe tránh bị phạt. Ngoài ra còn hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị. Khi lưu thông trên đường thì việc tuân thủ các hiệu lệnh giao thông là yêu cầu bắt buộc. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các hiệu lệnh giao thông qua bài viết này nhé!
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là gì?
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông cũng là một hình thức báo hiệu đường bộ. Cũng như đèn tín hiệu, biển báo hay vạch kẻ đường. Thì đây là một hiệu lệnh người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo.
Khi xảy ra tình trạng ùn tắc sẽ có một nhóm người đứng phân luồng giao thông. Bằng cách sử dụng các hiệu lệnh bằng tay hay còi để điều phối các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, chỉ những hiệu lệnh được pháp luật công nhận mới có hiệu lực điều khiển.
Theo Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông phải đeo băng đỏ rộng 10cm ở giữa cánh tay phải khi thực hiện nhiệm vụ. Họ có thể là cảnh sát giao thông hay người chỉ dẫn giao thông. Nhiệm vụ của họ chính là điều khiển giao thông tại nơi đang thi công, ùn tắc,…
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo. Trong trường hợp hiệu lệnh khác với chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu. Thì người điều khiển phương tiện vẫn phải ưu tiên chấp hành theo hiệu lệnh CSGT.
Nhận biết các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
Khi điều khiển giao thông, cảnh sát giao thông thường sử dụng các hiệu lệnh bằng gậy chỉ huy, còi.
Hiệu lệnh bằng tay
Để người điều khiển phương tiện dễ dàng nhận biết thì các hiệu lệnh bằng tay khá đơn giản. Thường là những động tác được dùng trong các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông như: Dang ngang, giơ tay thẳng đứng, gập tay trước ngực, gập tay sau gáy,…
Hình dưới đây là 8 hiệu lệnh bằng tay thường được sử dụng và ý nghĩa của từng động tác. Người điều khiển xe cần nắm rõ để tuân theo và thực hiện đúng theo quy định khi gặp phải:
Hiệu lệnh bằng còi
Hiệu lệnh bằng còi thường được dùng kết hợp với các hiệu lệnh bằng tay. Hiệu lệnh âm thanh này giúp đưa ra các chỉ dẫn cho người lái xe. Ngoài ra còn giúp người điều khiển tập trung hơn vào các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Người lái xe có thể phân biệt các hiệu lệnh bằng cách tính số lượng và thời lượng của mỗi tiếng còi. Ví dụ như khi thổi một tiếng còi dài và mạnh thì phải dừng lại; một tiếng còi ngắn là xe được phép đi; một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là xe được phép rẽ trái.
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khác
Ngoài việc sử dụng các hiệu lệnh bằng còi hay tay thì còn có thể dùng gậy hoặc đèn chỉ huy. Trong một số trường hợp thì CSGT dùng gậy chỉ huy vào hướng xe thì phải dừng lại. Hoặc khi CSGT dùng đèn chỉ huy hướng vào xe đang chạy tới thì người lái cũng phải dừng lại.
Mức phạt khi không tuân thủ các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
Do hiệu lệnh của CSGT có hiệu lực cao nhất. Nên nếu không chấp hành các hiệu lệnh này thì sẽ có những mức xử phạt rất nghiêm trọng.
Đối với xe ô tô, nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Thì tài chế có thể bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Còn đối với người điều khiển xe máy thì có mức xử phạt là từ 600000 đến 1000000 đồng.
Trường hợp lái xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ hay dùng chân điều khiển vô lăng. Những trường hợp này không tuân theo hiệu lệnh của CSGT sẽ bị phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng. Đối với người lái xe máy vi phạm hành vi tương tự thì sẽ bị phạt 10 – 14 triệu đồng.
Còn đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp thì sẽ có mức phạt là 100000 – 200000 đồng. Nếu không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT như những trường hợp trên.
Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là rất cần thiết trong việc điều phối giao thông. Giúp tránh ùn tắc và thay thế các loại báo hiệu khác khi bị hỏng. Ngoài ra, tại những đoạn đường đông đúc, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Thì việc tuân thủ những hiệu lệnh này là điều thiết yếu để bảo vệ tính mạng bản thân. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ hữu ích cho những người tham gia giao thông tham khảo.